Ngành xây dựng Việt Nam có còn dư địa phát triển không?
Với vị thế của một ngành luôn tăng trưởng trong những năm gần đây và có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 3 trong khu vực châu Á năm 2015 (theo thống kê của ngành xây dựng Việt Nam) và vẫn tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2016, Ngành Xây dựng Việt Nam có triển vọng phát triển rất lớn trong các năm tới.
Ngành xây dựng là ngành có mức tăng trưởng bền vững hàng năm và đóng góp tỷ trọng lớn và cơ cấu tăng trưởng GDP của cả nước. Theo tổng cục thống kê, trong năm 2016 ngành xây dựng có mức tăng trưởng khá với mức tăng 10.1% và đóng góp 0.6 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Với vị thế của một ngành luôn tăng trưởng trong những năm gần đây và có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 3 trong khu vực châu Á năm 2015 (theo thống kê của ngành xây dựng Việt Nam) và vẫn tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2016, Ngành Xây dựng Việt Nam có triển vọng phát triển rất lớn trong các năm tới. Cụ thể, ngành xây dựng đang có rất nhiều thuận lợi:
Thứ nhất, số lượng nhà thầu xây dựng của Việt Nam hiện nay của Việt Nam là rất lớn. Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), hiện Việt Nam có khoảng 150.000 nhà thầu xây dựng, trong đó có khoảng 2.000 nhà thầu cỡ lớn và vừa. Tính trung bình cứ 2.2km2 có một nhà thầu xây dựng này chứng tỏ thị trường xây dựng tại Việt Nam đang diễn ra sôi động và có nhiều dự án đang triển khai.
Thứ hai, Nguồn lực phục vụ ngành dồi dào. Hiện nay, nguồn lực con người ngành xây dựng hiện Việt Nam có khoảng 9.000 kỹ sư/triệu dân, gấp 3 lần so với mức bình quân của thế giới là 3.000 kỹ sư/triệu dân. Các kỹ sư xây dựng Việt Nam được đào tạo khá bài bản và có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường hiện nay. Ngoài ra nhiều công ty còn cử các kỹ sư đi học tập tại nước ngoài và học hỏi kinh nghiệm từ phía đối tác nước ngoài, sau đó tiếp thu trình độ công nghệ và kỹ năng từ phía đối tác áp dụng thực tiễn tại Việt Nam. Do đó chất lượng các công trình ngày càng có chất lượng cao hơn, thời gian thi công ngắn hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có đội ngũ công nhân dồi dào,có tay nghề cao, có trình độ làm việc khá tốt, chịu được áp lực công việc cao, nên có thể đảm bảo được tiến độ các công trình.
Thứ ba, nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào ngành xây dựng Việt Nam lớn. Mỗi năm có từ 40-50% nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng ước đạt 4-5 tỷ USD/năm, chưa kể đến các công ty trong nước cũng đầu tư xây dựng và khai thác lĩnh vực ngày, làm cho ngành xây dựng ngày càng phát triển. Hiện nay, Giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2016 theo giá hiện hành ước đạt khoảng 1.089,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2015 đạt 104% kế hoạch năm. Mỗi năm ngành xây dựng đều tăng trưởng trên 10%, như vậy dự kiến đến năm 2021 quy mô thị trường xây dựng Việt Nam sẽ đạt 14 tỷ USD.
Thứ 4, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, quản lý trong đầu tư xây dựng và xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho ác doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nhà nước còn công bố định hướng, kế hoạch phát triển ngành xây dựng trong những năm tiếp theo để giúp các doanh nghiệp có định hướng cho sự phát triển của mình.
Như vậy, ngành xây dựng giao đoạn 2017-2021 có triển vọng phát triển rất lớn, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng cần chuẩn bị thật tốt về nguồn lực kinh tế và con người để có thể đứng vững và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.